Với sự phát triển của du lịch trong những năm gần đây, bất động sản nghỉ dưỡng nổi lên như một xu hướng đầu tư mới cho các nhà đầu tư cá nhân ít vốn. Tuy nhiên không nhiều người hiểu rõ bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Và liệu đây có phải một kênh đầu tư dễ sinh lời không?
1. BĐS nghỉ dưỡng là gì?
Bất động sản nghỉ dưỡng là các bất động sản gồm biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn (Condotel), shophouse, minihotel,… được xây dựng bên trong các khu nghỉ dưỡng và được bán lại cho các chủ đầu tư.
Nhà đầu tư có 2 lựa chọn: tự mình đứng ra kinh doanh hoặc cho chủ đầu tư thuê lại vận hành kinh doanh. Sau đó hưởng phần lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Trong đó, nhà đầu tư Việt Nam thường lựa chọn phương án 2, hợp tác với chủ đầu tư lớn.
2. Những tiềm năng lớn
a. Tốc độ tăng trưởng cao
Bất động sản nghỉ dưỡng đang được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay. Theo số liệu từ Tổng cục du lịch Việt Nam, nước ta đã đón tiếp 15.5 triệu lượt khách quốc tế và gần 80 triệu lượt khách nội địa trong năm 2018. Việt Nam vươn lên xếp top 3 trên 10 quốc gia có chỉ số tăng trưởng cao nhất. Tính đến quý III/2019, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 12.9 triệu. Những số liệu trên là tín hiệu đáng mừng báo hiệu sự tăng trưởng của bất động sản nghỉ dưỡng.
b. Nhu cầu lớn
Mức sống tăng lên, đồng nghĩa với nhu cầu hưởng thụ của người dân cũng ngày càng lớn. Các loại hình du lịch mới xuất hiện: du lịch chữa bệnh, du lịch mua sắm, du lịch tâm linh,… Đó cũng chính là nguồn cung dồi dào cho cho thị trường bất động sản này.
c. An toàn
BĐS nghỉ dưỡng được đánh giá cao về tính an toàn khi các nhà đầu tư vừa có thể kinh doanh. Vừa có thể phục vụ cho việc nghỉ ngơi như là ngôi nhà thứ 2 của mình. Khi đã đi vào hoạt động ổn định thì đây sẽ là nguồn thu lợi nhuận cực tốt và mang tính lâu dài.
d. Lưu ý
Tính pháp lý của dự án là một trong những vấn đề đáng ngại với các nhà đầu tư bất động sản. Tại Việt Nam, một số khung pháp lý liên quan đến bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa được rõ ràng. Ngoài ra, các chính sách, quy hoạch, thủ tục, hợp đồng,… cũng có thể gây ra những vấn đề khó khăn hơn.
Đơn cử như dự án Cocobay Đà Nẵng “vỡ trận” vì không chi trả lợi nhuận như cam kết. Lý do được chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô) đưa ra là việc kinh doanh loại hình này trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa hoàn thiện. Gây vướng mắc trong quá trình làm thủ tục tại địa phương.
Ngoài các vấn đề pháp lý, tính thanh khoản của các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là một câu hỏi lớn. Chẳng hạn như thị thường căn hộ khách sạn Condotel, có những căn bị đẩy mức giá lên tới 80-90 triệu/m2. Mức giá này không đủ thu hút các nhà đầu tư mua đi bán lại để ăn mức tiền chênh lệch. Nhóm đầu tư này rút dần khỏi phân khúc khiến thị trường này giảm nhiệt. Nên chỉ còn nhà đầu tư lâu dài, quan tâm giá trị thực của bất động sản nghỉ dưỡng.
Kết: Nhìn chung, bất động sản nghỉ dưỡng là một phân khúc tiềm năng. Mang lại nhiều giá trị thực nhưng vẫn cần cân nhắc kỹ càng và tính toán cẩn thận trước khi tham gia đầu tư.
Xem thêm các dự án khác của An Lạc Gia Estate tại đây.
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN AN LẠC GIA ESTATE