loader image

Điều kiện tham gia giao dịch Bất động sản (nhà ở) là gì?

Thị trường Bất động sản hiện đang là thị trường vô cùng tiềm năng, có giá trị kinh tế cao. Các giao dịch Bất động sản trên thị trường rất được quan tâm, đặc biệt là các khoản điều luật về giao dịch Bất động sản. Cùng An Lạc Gia Estate điểm qua những điều luật về điều kiện nhà ở tham gia giao dịch Bất động sản và điều kiện của các đối tượng tham gia giao dịch Bất động sản là như thế nào nhé.

Điều kiện nhà ở tham gia giao dịch Bất động sản

Điều kiện nhà ở tham gia các giao dịch Bất động sản
Điều kiện nhà ở tham gia các giao dịch Bất động sản

Bất động sản (nhà ở) là loại tài sản có giá trị cao, liên quan đến nhiều quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Do đó, việc giao dịch bất động sản (nhà ở) cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm các điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận theo quy định của Pháp luật
  • Nhà ở tham gia giao dịch Bất động sản trong thời điểm giao dịch không có tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng,.. về quyền sở hữu Bất động sản.
  • Nhà ở phải còn trong thời hạn sử dụng nếu nhà có quy định thời hạn sử dụng khi tham gia giao dịch Bất động sản.
  • Không bị kê biên bảo đảm thi hành bản án hoặc không bị kê biên do chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Đất để thực hiện giao dịch Bất động sản phải không thuộc trường hợp có quyết định thu hồi đất hoặc cưỡng chế giải phóng mặt bằng, phá dỡ đất nông nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm: Đất quy hoạch và những điều cần biết

Điều kiện của các đối tượng tham gia giao dịch Bất động sản

Điều kiện của các đối tượng tham gia giao dịch Bất động sản
Điều kiện của các đối tượng tham gia giao dịch Bất động sản

Giao dịch Bất động sản đối với các đối tượng là: bên bán, cho thuê, chuyển nhượng, bên tặng, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà nước.

  • Đối tượng tham gia giao dịch Bất động sản phải là chủ sở hữu nhà hoặc được chủ sở hữu ủy quyền giao dịch theo quy định của pháp luật và theo luật về dân sự. Trường hợp nếu là giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người mua nhà của chủ đầu tư hoặc người đã nhận quyền chuyển nhượng hợp đồng giao dịch Bất động sản.
Đối với bên tiếp nhận giao dịch Bất động sản
Đối với bên tiếp nhận giao dịch Bất động sản

Nếu là cá nhân tham gia giao dịch Bất động sản thì phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện thủ tục theo đúng quy định dân sự. Nếu là tổ chức tham gia giao dịch Bất động sản thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho người nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Đối với bên tiếp nhận giao dịch Bất động sảnGiao dịch Bất động sản đối với bên mua, thuê lại, nhận chuyển nhượng, nhận đổi, nhận tặng, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, được mượn nhà ở hoặc ủy quyền quản lý nhà ở thì có các điều kiện sau:

  • Đối với cá nhân ở trong nước thì cần có đầy đủ khả năng thực hiện hành vi dân sự để tiến hành thực hiện các giao dịch Bất động sản theo quy định của luật dân sự mà không cần phải có đăng kí thường trú tại nơi thực hiện giao dịch
  • Nếu là cá nhân tại nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú tại nước ngoài thì phải có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.. Ngoài ra còn cần đối tượng tham gia giao dịch Bất động sản phải thuộc đối tượng có sở hữu Bất động sản tại Việt Nam (không bắt buộc có giấy đăng kí tạm trú/thường trú tại nơi xảy ra giao dịch)
  • Trường hợp các đối tượng tham gia giao dịch Bất động sản là các tổ chức thì các tổ chức này phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào địa điểm đăng kí kinh doanh, nơi thành lập. Nếu là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng sở hữu nhà đất ở Việt Nam theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức này nhận chuyển nhượng quyền quản lý Bất động sản khi tham gia giao dịch Bất động sản thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ Bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo đúng quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản.

Như vậy, giao dịch Bất động sản (nhà ở) là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi các bên phải có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, thị trường và tài chính. Để đảm bảo quyền lợi và an toàn pháp lý cho các bên, nên tìm hiểu kỹ các điều kiện và đối tượng tham gia giao dịch Bất động sản (nhà ở) trước khi tiến hành giao dịch. Bài viết trên vừa tóm tắt sơ lược những ý chính quan trọng về giao dịch Bất động sản (nhà ở) trong luật Nhà ở 2014. Hi vọng bài viết này mang đến cho quý độc giả những thông tin giá trị.

can ho chung cu
Phân Biệt Được Diện Tích Tim Tường Và Diện Tích Thông Thủy

Ngày nay, Căn hộ chung cư đang là loại hình bất động sản được nhiều người lựa chọn nhờ những Read more

ban do quy hoach
Cách Kiểm Tra Và Đọc Bản Đồ Quy Hoạch Chính Xác Và Hiệu Quả Nhất

Hiện nay, khi mua bất động sản thì mọi người cần phải kiểm tra quy hoạch và đọc bản đồ Read more

chon huong dat hop tuoi hut tai loc may man
Chọn Hướng Đất Hợp Tuổi Hút Tài Lộc – May Mắn

Khi mua đất để ở hay để đầu tư thì mọi người cần quan tâm đến nhiều yếu tố như: Read more

kiem tra phap ly du an bat dong san 1
Cách kiểm tra pháp lý dự án Bất Động Sản khi giao dịch

Hồ sơ pháp lý dự án Bất Động Sản là một trong những yếu tố cần được quan tâm  trước Read more

  • CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN AN LẠC GIA ESTATE

  •  Trụ sở : 126 – 128 Chợ Lớn, Phường 11, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Văn Phòng Đại Diện: 37 Nguyễn Chí Thanh, Phường Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa.
  •  Số điện thoại: 0943 54 54 57
  •  Email: mail@anlacgiaestate.com
  •  Website : anlacgiaestate.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *