Sàn M&A và các hoạt động M&A tồn tại đã lâu trong nền kinh tế Việt Nam. Nhưng bạn đã biết M&A có nghĩa là gì chưa? Và nó có những tác động nào lên thị trường Bất động sản? Cùng bài viết dưới đây phân tích để hiểu rõ hơn nhé.
M&A là gì?
M&A là cụm từ viết tắt của một thuật ngữ trong giao dịch kinh doanh. Trong đó M là viết tắt của động từ Mergers (Sáp nhập) và A đại diện cho Acquisitions (Mua lại). Đây là hoạt động muốn nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp bằng hoạt động M&A giữa hai hay nhiều doanh nghiệp nhằm sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
M-Mergers (sáp nhập): Sáp nhập doanh nghiệp là hoạt động tập trung kinh tế, theo đó, một hoặc nhiều doanh nghiệp sáp nhập vào một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt hoạt động độc lập, còn doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp tục hoạt động với quy mô lớn hơn.
A- Acquisitions (Mua lại): Hoạt động “mua lại” có nghĩa là giành quyền kiểm soát vận hành doanh nghiệp thông qua hình thức M-Mergers (sáp nhập) hay mua lại 1 phần của công ty (tính bằng cổ phần) hoặc toàn bộ của doanh nghiệp khác. Có thể mua lại trực tiếp một công ty khác bằng tiền, bằng cổ phiếu hoặc bằng cả hai để thánh toán.
Ba hình thức M&A cơ bản dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
M&A theo chiều ngang
Hình thức M&A giữa các doanh nghiệp có cùng dòng sản phẩm, dịch vụ tương đồng hay giai đoạn sản xuất giống nhau và có cùng tệp khách hàng mục tiêu. Các doanh này thường có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp, vì thế quyết định M&A theo chiều ngang để trở nên “khổng lồ” trong quy mô và cải thiện, nâng cấp được chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một lựa chọn hợp lý. Việc kết hợp này giúp có thêm đồng minh trong cùng một thị trường thay vì trở thành đối thủ của nhau và cạnh tranh gay gắt.
M&A theo chiều dọc
Hình thức M&A giữa các doanh nghiệp trong cùng một chuỗi cung ứng sản phẩm/dịch vụ hay nói cách khác các doanh nghiệp này hoạt động trên cùng một lĩnh vực kinh doanh nhưng khác giai đoạn sản xuất. Điều này giúp đảm bảo được tính thông hành cho quá trình sản xuất của các bên. Có thể thấy đây là mối quan hệ tương trợ, đồng phát triển không thể tách rời. Việc kết nối thành một chuỗi như vậy giúp cho dây chuyền sản xuất được diễn ra suôn sẻ và liên tục, nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh về mặt tốc độ sản xuất giữa các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực. Đồng thời hình thức M&A theo chiều dọc này còn giúp tiết kiệm nhiều khoản chi phí trung gian, cũng như có thể trực tiếp can thiệp chất lượng sản phẩm mong muốn để đưa ra một thể thống nhất hoàn thiện nhất.
Ví dụ: Ví dụ như một công ty sản xuất ô tô mua lại một công ty sản xuất linh kiện ô tô. Công ty sản xuất ô tô đảm bảo được nguồn cung linh kiện, và công ty linh kiện ô tô cũng đảm bảo được đầu ra sau khi hoàn thành quá trình sản xuất.
M&A kết hợp
Hình thức M&A kết hợp: là hoạt động mua lại và sát nhập các công ty nhỏ riêng lẻ thành một tập đoàn với chuỗi cung ứng các sản phẩm (hình dung như một combo) trong cùng một ngành hàng và có cùng khách hàng mục tiêu. Việc này giúp các công ty bổ trợ, đa dạng hóa các mặt hàng của họ, thu hút được khách hàng bởi sự phong phú, tiện lợi. Đồng thời hình thức M&A này sẽ giúp các công ty nhỏ tạo thành một khối liên kết vững chắc, giúp thương hiệu đứng vững trong thị trường và giảm sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp cùng ngành khác. M&A kết hợp còn giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro, tiết kiệm chi phí và giúp đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Sàn M&A ảnh hưởng thế nào lên thị trường Bất động sản?
M&A trong lĩnh vực bất động sản có thể mang lại nhiều lợi ích
- M&A tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng) nhờ vào việc giảm chi phí thuê nhân sự cải thiện được tình trạng tài chính, loại bỏ được các hạng mục chi phí không cần thiết. Giúp hoàn thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận và mở ra các cơ hội tăng trưởng mới.
- Đồng thời M&A còn giúp mở rộng quy mô doanh nghiệp: Các hoạt động mua bán và sáp nhập sẽ giúp doanh nghiệp lớn mạnh hơn và dễ dàng thâm nhập vào các thị trường mới.
Tuy nhiên, M&A cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản
- Tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực hoạt động.
- M&A cũng gây ra sự biến động trong giá bất động sản và thị trường chứng khoán bất động sản.
Dạo gần đây có một nhóm nhà đầu tư “ẩn danh” được gọi là nhóm “người chơi mới” đã mượn sàn M&A để thâm nhập vào thị trường Bất động sản Việt Nam. Trong tương lai, dự đoán M&A sẽ vẫn tiếp tục duy trì sự ảnh hưởng của mình lên thị trường Bất động sản. Hi vọng sắp tới, những ảnh hưởng tích cực sẽ thể hiện rõ hơn, đồng thời cũng cải thiện được những tác động tiêu cực của M&A lên thị trường.
Bài viết trên đã tóm tắt các vấn đề xoay quanh hoạt động của sàn M&A, các loại hình M&A và sự tác động của M&A lên thị trường Bất động sản.
Ngày nay, Căn hộ chung cư đang là loại hình bất động sản được nhiều người lựa chọn nhờ những Read more
Hiện nay, khi mua bất động sản thì mọi người cần phải kiểm tra quy hoạch và đọc bản đồ Read more
Khi mua đất để ở hay để đầu tư thì mọi người cần quan tâm đến nhiều yếu tố như: Read more
Hồ sơ pháp lý dự án Bất Động Sản là một trong những yếu tố cần được quan tâm trước Read more
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN AN LẠC GIA ESTATE